CARITAS HẠT CHÍ HOÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Tân giáo hoàng có bằng thạc sĩ hóa học
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A EmptyFri Mar 15, 2013 3:57 pm by pheronguyen999

» Câu truyện / Tư tưởng để minh họa khi dạy Giáo Lý / Giáo Dục (11-20)
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A EmptyTue Jan 22, 2013 9:04 am by pheronguyen999

» Thứ Sáu Tuần Sau Lễ Hiển Linh
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A EmptyFri Jan 11, 2013 9:59 am by pheronguyen999

» "Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng".
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A EmptyWed Apr 25, 2012 9:35 am by pheronguyen999

» "Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng".
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A EmptyWed Apr 25, 2012 8:12 am by pheronguyen999

» "Họ nhận ra được Người khi họ nhận bánh do Người bẻ trao cho".
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A EmptySun Apr 22, 2012 10:55 am by pheronguyen999

» "Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ".
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A EmptyWed Apr 18, 2012 7:13 am by pheronguyen999

» THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU -Thứ Năm Tuần Thánh
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A EmptyThu Apr 05, 2012 10:28 am by pheronguyen999

» Ngày thứ ba chuyến tông du Mexico của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A EmptyFri Mar 30, 2012 11:03 am by pheronguyen999

April 2024
SunMonTueWedThuFriSat
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930    

Calendar Calendar

Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 33 người, vào ngày Wed Apr 26, 2023 8:04 pm
Most active topic starters
pheronguyen999
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Vote_lcapHẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Voting_barHẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Vote_rcap 
Admin
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Vote_lcapHẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Voting_barHẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Vote_rcap 

Thông báo Tĩnh Tâm mùa chay 2012

Fri Mar 23, 2012 10:22 pm by Admin

TGP Sài Gòn
Caritas Giáo Hạt Chí Hoà


Thư Mời

Trong Tâm Tình Mùa Chay 2012

CARITAS HẠT CHÍ HÒA Tổ Chức giờ Tĩnh Tâm và Cầu Nguyện Sống Tâm Tình Mùa Chay cho Quý Cha Linh Hướng các giáo xứ và các thành viên Caritas Hạt Chí Hoà.

Thời gian: Vào lúc 15giờ chiều thứ Tư, ngày 28/ 3/ 2012

Địa điểm : tại nhà thờ Nam Hòa



Comments: 0

Từ 27.11.2011, Sách lễ tiếng Anh thay đổi

Thu Nov 24, 2011 10:23 am by pheronguyen999

Từ 27.11.2011, Sách lễ tiếng Anh thay đổi

VRNs (24.11.2011) - Sài Gòn – Việc chuẩn bị thay đổi bản dịch tiếng Anh của Lễ Misa được Hội đồng Giám mục (HĐGM) Hoa Kỳ cùng các HĐGM các nước nói tiếng Anh đã bắt đầu từ năm 2002. Sau rất nhiều lần điều chỉnh bản dịch sao cho thích hợp với một cộng đồng dân …

Comments: 0

CHUAN BI CONG NGHI TONG GIAO PHAN

Mon Oct 24, 2011 6:42 am by pheronguyen999


dung thư
Kinh chao cac Anh Chi trong gia dinh Caritas TGP,

Vp kinh goi den cac thanh vien Caritar thu moi đai dien cac hat tham du buoi HOP MAT chuan bi cho cong nghi TGP.

Xin cac anh chi Lien Ket Vien ( moi hat có mot Truong LKV va 1 Pho LKV) vui long bao ve cho van phong quy danh cac tham du vien som nhat co the.

Van phong se goi thu moi ( co chu ky cua Cha GĐ sau) de …

Comments: 0

CARITAS HẠT CHÍ HÒA HỌP LẦN 10

Mon Oct 17, 2011 11:46 am by pheronguyen999



CARITAS HẠT CHÍ HÒA HỌP LẦN 10

Vào lúc 19g30 Thứ sáu Ngày 14.10.2011-Caritas hạt Chí Hòa

Họp tại: Phòng Họp Giaó Xứ Chí Hòa

(Thời Lượng từ: 19g30 đến 21g30)


I. Khai mạc: Chào quý Thành Viên…
1. Xin mọi người hướng về Chúa để tiến dâng Ngài…Hát bài:(THẦN KHÍ CHÚA ĐÃ SAI TÔI ĐI…)
2. Giới thiệu thành phần …

Comments: 0

Công nghị Giáo phận: hy vọng và lo âu

Thu Oct 13, 2011 6:53 am by pheronguyen999

Công nghị Giáo phận: hy vọng và lo âu
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hiền
T4, 12/10/2011 - 06:53

Năm Thánh rồi Đại Hội Dân Chúa, Thư Chung rồi Công Nghị Giáo Phận, các sự kiện lớn cứ đắp đổi theo nhau như một dòng sông yên bình. Dân Chúa đã quen với các từ “Năm Thánh, Đại Hội và Thư Chung”, nhưng còn lạ lẫm với từ …

Comments: 0

Đức Thánh Cha thay đổi thẩm quyền Bộ Phụng Tự

Sun Oct 02, 2011 10:04 am by pheronguyen999

HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A 210201171527149
Đức Thánh Cha thay đổi thẩm quyền Bộ Phụng Tự
Được đăng CN, 02/10/2011 - 16:45 bởi pheronguyen999 k1
Chuyên mục thảo luận nhóm: Giáo hội, Luân lý, Thánh Kinh, Tín lý, Tôn giáo

VATICAN. Từ nay, một văn phòng đặc nhiệm tại Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma sẽ cứu xét …

Comments: 0

Chương Trình Sinh Hoạt và Chia Sẻ Với ace Khiếm Thị Mái ấm Huynh Đệ Như Nghĩa. ở GX. Vinh Sơn 3 (Ô. Tạ). Từ 7h00 -->12h30 CN 25/09/2011.

Tue Sep 20, 2011 12:08 pm by Admin

Giáo xứ Vinh Sơn 3

Hội Bác Ái Martin

CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU

(Thiếu Nhi Gx Vinh Sơn & Các em khiếm thị Huynh Đệ Như Nghĩa)


1. MỤC ĐÍCH

- Giao lưu chia sẻ yêu thương với các em khiếm thị.

- Thông qua các hoạt động giao lưu góp phần nâng cao tinh thần, ý chí, nghị lực vươn lên của các em thiếu …

Comments: 0

Chương Trình Hành Hương

Tue Sep 13, 2011 12:24 pm by Admin

HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Chaang10
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Chaang11

Comments: 0

caritas hạt chí hòa xin thông báo đến các thành viên

Tue Aug 09, 2011 9:22 pm by pheronguyen999


Tổng Giáo Phận CARITAS SAIGON
CARITAS HẠT CHI HÒA

CHƯƠNG TRÌNH

CARITAS HẠT CHÍ HÒA HỌP LẦN 8
Vào lúc 19h Thứ sáu ngày 12/08/2011-CARITAS hạt Chí Hòa
Họp tại văn phòng nhà thờ Tân Chí Linh
( Thời lượng từ:19g-21g30 )
I. Khai mạc:Chào quý thành viên …

Comments: 1

Top posters
pheronguyen999
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Vote_lcapHẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Voting_barHẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Vote_rcap 
Admin
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Vote_lcapHẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Voting_barHẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Vote_rcap 


HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A

Go down

HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A Empty HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A

Bài gửi  pheronguyen999 Tue Jan 03, 2012 8:31 am

HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A 3120127519440

HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A


“LỜI CHÚA LÀ NGỌN ĐÈN SOI CHO CON BƯỚC, LÀ ÁNH SÁNG CHỈ ĐƯỜNG CON ĐI”.
(Thánh vịnh 119, câu 105).

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 1, 29-34)

Khi ấy, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình liền nói: "Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian. Này tôi đã nói về Ngài: Một người đến sau tôi, nhưng đã có trước tôi, vì Ngài cao trọng hơn tôi. Và tôi, tôi đã không biết Ngài, nhưng để Ngài được tỏ mình ra với Israel, nên tôi đã đến làm phép rửa trong nước".

Và Gioan đã làm chứng rằng: "Tôi đã thấy Thánh Thần như chim bồ câu từ trời đáp xuống và ngự trên Ngài. Về phần tôi, tôi đã không biết Ngài. Nhưng Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: 'Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Đấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần'. Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con Thiên Chúa".

Đó là lời Chúa.

Mục lục:
SUY NIỆM
Đây Chiên Thiên Chúa ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Giới Thiệu Chúa Kitô ĐGM. Giuse Vũ Duy Thống
Con Chiên Thiên Chúa PM. Cao Huy Hoàng
Khiêm Hạ Và Hy Sinh Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền
Tôi Đã Không Biết Người Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty
Lời Giới Thiệu Đầu Tiên JKN
THƠ
Chiên Gánh Tội Hạt Nắng
Chiên Cứu Tinh M. Madalena Hoa Ngâu
Chiên Tình Yêu Bâng Khuâng Chiều Tím
Chiên Gánh Tội Đền Thay AP. Mặc Trầm Cung
Thánh Thể Huyền Linh Thanh Sơn



ĐÂY CHIÊN THIÊN CHÚA
ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

Trong Thánh Lễ, ta đọc Chiên Thiên Chúa nhiều lần. Có lẽ ít người hiểu được ý nghĩa của cụm từ “Chiên Thiên Chúa”. Nhưng khi Gioan Baotixita giới thiệu Chúa Giêsu cho dân Do Thái: “Đây là Chiên Thiên Chúa” thì người Do Thái hiểu rõ ý nghĩa của từ ngữ.

Trong Kinh Thánh, chiên được dùng làm biểu tượng cho những người hiền lành, đạo đức. Trong dụ ngôn về ngày phán xét, Chúa đã tách chiên ra khỏi dê. Chiên ở bên phải, dê ở bên trái.

Thế nhưng chiên còn có một ý nghĩa sâu xa hơn. Hằng năm, vào Lễ Vượt Qua của người Do Thái, mỗi gia đình có tục lệ ăn thịt một con chiên. Phải lựa con chiên non dưới một năm tuổi, tốt đẹp, không tì vết. Người Do Thái ăn thịt Chiên Vượt Qua, không phải để mừng mùa đông đã qua và mùa xuân vừa mới khởi đầu. Nhưng là để kỷ niệm ngày Chúa giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập.

Lễ Vượt Qua được cử hành vào đầu mùa xuân. Người Do Thái nhớ đến con chiên. Con chiên đã chết cho họ được sống. Máu chiên đã đưa họ ra khỏi mùa đông tăm tối, tiến vào mùa xuân tươi sáng. Máu chiên đã giúp giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, đưa họ về miền Đất Hứa, sống trong tự do.

Chúa Giêsu đã chịu tử hình vào dịp Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Bữa tiệc ly chính là tiệc Lễ Vượt Qua mà Chúa Giêsu ăn với các môn đệ. Chịu chết vào dịp Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu chính là con chiên của Thiên Chúa bị sát tế để cứu nhân loại.

Chúa Giêsu là con chiên hiền lành, không hé môi khi bị đem đi xén lông. Người khiêm nhường gánh lấy tội lỗi nhân loại.

Bản tiếng Việt dịch là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Từ ngữ “xóa” là một cách nói văn hoa nhẹ nhàng, nhưng không lột hết ý nghĩa của nguyên ngữ. Tiếng Hy Lạp dùng từ ‘airein’, tiếng La tinh dùng từ ‘tollit’ có nghĩa là nhận lấy vào mình, gánh lấy, vác lấy. Có lẽ nên dịch là Chiên Thiên Chúa, Đấng ‘gánh’ lấy tội nhân loại thì đúng hơn. Xóa là đứng ngoài cuộc. Đức Giêsu không đứng ngoài cuộc. Người đã nhập cuộc, gánh lấy thân phận con người, và nhất là gánh lấy tội lỗi của con người. Chính vì gánh lấy tội lỗi mà Người, Đấng hoàn toàn trong sạch, vô tội đã chịu hạ mình xếp hàng giữa những người tội lỗi xin Gioan rửa tội. Chính vì gánh lấy tội lỗi nhân loại mà Người lui tới với những người tội lỗi, chuyện trò với họ, ăn uống đồng bàn với họ. Nhưng nhất là chính vì gánh lấy tội nhân loại mà Người phải chịu chết giữa hai tội phạm, đồng số phận với họ, đồng bản án với họ, như những người trộm cướp.

Người gánh lấy tội của ta để ta được tha thứ. Người hạ mình xuống để ta được nâng lên. Người trở nên nghèo hèn để ta được giàu có. Người làm con loài người để ta được làm con Thiên Chúa. Người trở nên yếu hèn để ta được nên mạnh mẽ. Người chịu nhục nhã để ta được vinh quang. Người nhận lấy thân phận nô lệ để ta được tự do. Người cam lòng chịu chết để trả lại cho ta sự sống.

Người tín hữu thường được gọi là “Con chiên của Chúa”. Danh hiệu đó ngầm chứa một lời cầu chúc: Mong cho người tín hữu được xếp vào loại ‘chiên’ trong ngày phán xét. Được đứng bên hữu Vua Thẩm Phán. Được vào hưởng vinh quang trong nước Chúa.

Nhưng danh hiệu đó phải chăng cũng gợi lên một ước mong. Ước mong người tín hữu sống theo gương của Chiên Thiên Chúa. Ước mong những con chiên con nối gót theo chiên mẹ đầu đàn đi vào con đường hiền lành khiêm nhường. Ước mong đoàn chiên tự hiến đời mình như một của lễ dâng lên Thiên Chúa. Và ước mong đoàn chiên gánh lấy số phận của người khác, để yêu thương, đoàn kết, liên đới, chia sẻ với anh em tất cả mọi niềm vui nỗi buồn của họ.

Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội con,

Xin thương xót con.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

“Chiên Thiên Chúa” gợi lên những ý tưởng nào nơi bạn?
Là ‘con chiên của Chúa’ bạn phải sống thế nào cho xứng đáng danh hiệu ấy?
Thánh Gioan đã giới thiệu Chúa Giêsu với tất cả ý nghĩa sâu xa của danh hiệu “Chiên Thiên Chúa”. Hôm nay, nếu phải giới thiệu Chúa Giêsu cho người chung quanh, bạn sẽ dùng danh hiệu nào?

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt


GIỚI THIỆU CHÚA KITÔ
ĐGM. Giuse Vũ Duy Thống

Nếu khởi đầu Mùa Quanh Năm là sự nhận diện thiên tính của Chúa Giêsu khi Người chịu phép Rửa nơi sông Giođan và cũng là nhận diện phẩm giá Kitô hữu khởi đi từ ngày họ lãnh phép Rửa Tội, thì Chúa Nhật thứ hai Thường Niên được xem như một khai triển phẩm giá ấy về mặt sứ vụ. Thật vậy, đảm nhận cuộc sống làm người và đón nhận cuộc đời làm con Chúa, tín hữu không chỉ sống đơn lẻ mà còn sống giữa những người khác, thế nên nét tươi tắn nhất trong sứ vụ của họ là giới thiệu Chúa Kitô cho những kẻ xung quanh mình. Nhưng vấn đề là phải làm sao để giới thiệu Chúa Kitô cho có hiệu quả.

Dựa trên trang Tin Mừng hôm nay về việc Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Kitô cho những kẻ đương thời, ta gặp thấy những tiêu chuẩn xác định hiệu quả cho việc giới thiệu ấy.

1) Giới thiệu Chúa Kitô bằng kinh nghiệm bản thân

Đây là tiêu chuẩn quan trọng có khả năng đi vào lòng người, bởi lẽ “con người hôm nay ít thích nghe những lời dạy cho bằng nghe những chứng tá” (Gioan Phaolô II). Nếu chỉ giới thiệu Đức Kitô như một học thuyết, thì dẫu chủ quan mình có nắm vững và say mê, Đức Kitô ấy vẫn chỉ là một lý tưởng còn xa lạ chưa đụng chạm thiết thực với đời người. Nếu chỉ giới thiệu Đức Kitô như một hệ thống tín điều, thì dù cho có xác tín đến đâu, Đức Kitô ấy vẫn còn xa vời, chưa phải là điểm quy chiếu thiết thân cho cuộc sống.

Thế nên, tiêu chuẩn hàng đầu là cần giới thiệu Đức Kitô như một Đấng mà mình đã tiếp cận, gặp gỡ và kết thân. Hiện nay mình đang sống trong Người như kiểu nói của thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi”, và do thúc bách bởi sự sống ấy mà mình giới thiệu Người cho người khác. Người là khởi điểm đồng thời cũng là đích điểm cho việc giới thiệu này.

Với kinh nghiệm bản thân, ta giới thiệu sự xác tín của ta vào Đức Kitô và đó cũng chính là sự khả tín của điều ta giới thiệu.

Gioan Tẩy Giả trong Tin Mừng đã không làm điều gì khác ngoài việc giới thiệu qua chứng từ về một kinh nghiệm ở ngôi thứ nhất số ít: “Tôi đã thấy và tôi xin làm chứng”.

2) Giới thiệu Đức Kitô là Đấng Cứu Độ

Có một thực tế không thể phủ nhận là khi giới thiệu Đức Kitô, thường ta hay rơi vào một trong hai thái cực:

Hoặc quá chủ quan: giới thiệu một Chúa Kitô không như Người là mà như mình tưởng, mình nghĩ. Coi chừng! Thiên Chúa tạo dựng con người “giống hình ảnh Thiên Chúa”, nhưng xem ra con người lại có khuynh hướng nắn đúc một Thiên Chúa theo như mình nghĩ, “giống hình ảnh con người”. Có lẽ chuyện dân Do Thái ở Ai Cập năm xưa lấy hình ảnh bò vàng làm tượng thờ phải được xem như một kinh nghiệm đau lòng.

Hoặc quá chung chung: giới thiệu một Chúa Kitô không minh bạch xác đáng, có nguy cơ giản lược đánh đồng coi Kitô giáo cũng chỉ là một trong nhiều tôn giáo ngang hàng và Đức Kitô không còn là Đấng Cứu Độ duy nhất nữa. Có lần đến thăm nhà một tân tòng, tôi gặp thấy cảnh tổng hợp nhiêu khê: truyền thống gia đình ông bà cha mẹ theo Phật Giáo, con trai theo Tin Lành, cô gái vào Công Giáo, còn cậu em là đối tượng một đảng nên không theo tôn giáo nào. Bà mẹ gia đình nói trổng như muốn phân bua về việc tự do chọn lựa niềm tin của con cái: “Ôi! Đạo nào cũng tốt, đều dạy ăn ngay ở lành cả ấy mà”. Trong suy nghĩ của người mẹ này, Đức Kitô cũng ngồi chung chiếu với những vị cổ võ đạo đức nhân sinh. Thế thôi.

Thiết nghĩ, giới thiệu Đức Kitô là phải trình bày cho thấy Người là Thiên Chúa cứu rỗi nhân loại, là Đấng Cứu Độ trần gian, là Đấng từ trời xuống để đem ơn giải thoát đến tất cả mọi người và đạt tới từng người. Nét độc sáng của Kitô giáo chính là đây. Và Đức Kitô sở dĩ thiết thân đối với người đời bởi Người chính là Đấng Cứu Thế.

Gioan Tẩy Giả trong Tin Mừng đã dứt khoát giới thiệu Đức Kitô cho dân chúng bằng một hình ảnh đặc biệt cho thấy Người là Đấng Cứu Độ: “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian”.

3) Giới thiệu Đức Kitô nhờ Thánh Thần

Giới thiệu Đức Kitô là công cuộc dài hơi, thậm chí là công việc một đời, vì thế đòi hỏi người giới thiệu không chỉ như kẻ chào hàng tiếp thị, mà phải đầu tư để học biết và học hiểu, học tập và học hành, học ngang và học dọc, học tới và học lui; nghĩa là phải nỗ lực hợp tác với ơn thánh bằng vận dụng hết công suất những khả năng Chúa ban mà chu toàn nghĩa vụ cũng là ý nghĩa cuộc đời mình. Ngày nào còn là Kitô hữu, ngày đó còn phải gắn bó và giới thiệu Đức Kitô cho người khác. Đó là yếu tố thuộc về căn tính.

Giới thiệu Đức Kitô cũng là một công trình thuộc về sứ vụ truyền giáo của mọi thành viên trong Giáo Hội, nghĩa là thuộc về lẽ công bình. Ai đã nhận được lẽ sống Đức Kitô thì cũng canh cánh bên lòng một đòi buộc phải tiếp nối sứ mạng giới thiệu sự sống ấy cho những người mình gặp gỡ trong mọi cảnh ngộ cuộc đời. Chả thế mà sứ vụ cũng đồng nghĩa với sự lên đường. Đồng quà tấm bánh có thể giữ lại chứ sự sống mà giữ lại thì cũng đồng nghĩa với sự thui chột ngột ngạt ngay trong vòng tay ôm chặt của người sở hữu.

Giới thiệu Đức Kitô như thế cũng là cuộc hiến thân làm chứng, đón nhận hy sinh, chấp nhận thiệt thòi, quên mình xóa mình, thao thức miệt mài, “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm”. Không dễ dàng, không dễ dãi và không dễ chịu. Thế nên đó là một công trình sức người tự mình không làm nổi ngoài ơn của Thánh Thần. Vả chăng chính Thánh Thần mới giữ vai trò chủ động trong công trình lớn lao này, còn con người dẫu hết lòng hết sức cũng chỉ là dụng cụ góp phần.

Nếu hôm qua Gioan Tẩy Giả trong Tin Mừng đã dựa vào dấu chỉ Thánh Thần để nhận biết Đấng Cứu Thế: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì đó chính là Đấng làm phép Rửa trong Thánh Thần”, thì hôm nay tín hữu cũng dựa vào Thánh Thần để chu toàn sứ mạng giới thiệu Đức Kitô cho người đồng thời với mình.

Tóm lại, giới thiệu Chúa Kitô bằng kinh nghiệm bản thân, giới thiệu Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế và giới thiệu Chúa Kitô nhờ Thánh Thần. Đó là những tiêu chuẩn giúp cho việc giới thiệu này mang lại hiệu quả mong muốn.

Vì thế, Kitô hữu không chỉ là người mang Chúa Kitô trong mình, không chỉ thuộc về Chúa Kitô mà còn là người phải giới thiệu Chúa Kitô cũng như biết cách giới thiệu Chúa Kitô làm sao cho có hiệu quả nữa. Như một người chào hàng không mệt mỏi, như một chứng nhân luôn trung thành, và như một lẽ sống hạnh phúc, ta quyết chí lên đường.

Trong buổi chia sẻ của những tân tòng lớp trước dành cho lớp sau, một cô gái mười sáu tuổi đã chân thành cho biết lý do mình gia nhập đạo Công Giáo: “Tôi theo đạo vì lúc nhỏ học chung với một người bạn Công Giáo. Bạn ấy rủ tôi đi lễ, tôi đi theo dẫu chẳng hiểu gì. Nhưng vì bạn ấy đối xử tốt với tôi, nhất là trong những lúc ngặt nghèo, nên qua gương sống đức tin của bạn ấy, dần dà tôi hiểu ra lẽ đạo và cuối cùng tôi tìm đến với lớp giáo lý khai tâm, và hôm nay được nhận Bí tích Thanh Tẩy”.

Mong rằng đây không chỉ là chuyện cá biệt mà là chuyện điển hình đã được nhân lên trong mọi cộng đoàn tín hữu.
ĐGM. Giuse Vũ Duy Thống


CON CHIÊN THIÊN CHÚA

PM. Cao Huy Hoàng

Sứ vụ của Chúa Giêsu là cứu thế, là giải thoát con người khỏi quyền lực của sự chết do tội lỗi, đã được tiên tri Isaia loan báo: “Ta đã gọi ngươi, vì muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta, để ngươi mở mắt cho những ai mù loà, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm”. (Isaia 49,6-7)

Sứ vụ ấy được Chúa Cha long trọng giới thiệu cho nhân loại khi Chúa Giêsu chịu phép rửa trên sông Giodan, rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng ta mọi đàng” (Mt 3,17).

Còn Ông Gioan, hôm nay giới thiệu: “ Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian” (Ga 1.29).

Chúa Giêsu Kitô, Ngài là Con Thiên Chúa thật, làm con người thật mà! Sao lại là Con Chiên? Câu nói của ông Gioan hàm chứa cả một kho tàng mạc khải về Con Thiên Chúa trong suốt dọc dài lịch sử cứu độ.

Chú chiên non của Abel trên lò than hồng là của lễ thay cho lòng tin kính Thiên Chúa, được Thiên Chúa chấp nhận. “Abel dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng” (St 4,4). Những chú chiên non, béo, tốt trong cuộc vượt qua, chịu sát tế lấy máu bôi trên cửa, như dấu chỉ cuộc vượt qua để được cứu sống (x. Xh 12,2-7)

Vì thế, Ông Gioan được linh hứng giới thiệu sứ vụ của Chúa Giêsu, Đấng xóa tội trần gian mang thân phận của một con chiên – Con Chiên tinh tuyền, con chiên hiền lành và khiêm nhượng, con chiên chịu sát tế để làm của lễ đền thay tội lỗi nhân loại như các tiên báo trong cựu ước đã nói về Ngài.

Con chiên tinh tuyền

Nếu con chiên của thời sáng thế và xuất hành được chọn để tiến dâng đẹp lòng Thiên Chúa phải là con chiên tinh tuyền không tỳ vết, thì con chiên của Tân Ước chính là đứa “con đẹp lòng Cha mọi đàng”, Đức Giêsu, Con Thiên Chúa vô cùng thánh thiện, vô cùng tinh tuyền, không vướng tội phàm, vô tì tích. Thánh Phaolô dạy: “Anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích là Đức Kitô” ( 1 Pr 1,19).

“Đức Kitô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa Hằng Sống” ( Dt 9,14).

Con chiên hiền lành khiêm nhượng

Hiền lành là bản chất của con chiên. Hiền lành và khiêm nhượng là sự thánh thiện của Con Thiên Chúa. Nơi Ngài không có sự dữ, chỉ có đức hiền hòa. Nơi Ngài không có gian tà, chỉ có sự ngay lành chính trực. Nơi Ngài không có lòng kiêu căng, chỉ có đức khiêm nhường tuyệt đối. Trong những lời dạy của Chúa Giêsu, có những điều Chúa dạy chúng ta làm “hãy yêu thương nhau”, ‘hãy từ bỏ…”, chỉ có một điều duy nhất bảo chúng ta hãy học nơi Ngài: “Hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11,29)

Con Chiên chịu sát tế, chịu Tử Vì Đạo

“Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng” (Is 53,7)

“Phần con, con khác nào con chiên hiền lành bị đem đi làm thịt, con đâu biết chúng đang mưu tính hại con. Chúng bảo nhau: "Cây đương sức, nào ta chặt nó đi, loại nó ra khỏi đất dành cho kẻ sống, để không còn ai nhớ đến tên tuổi nó nữa!” (Gr 11,19)

Không sai tí nào! Như thân phận con chiên hiền lành bị đem đi giết, Chúa Giêsu đã chịu sát tế trên thập giá để đền thay tội lỗi chúng ta. Máu Chúa Giêsu đổ ra, là máu Con Chiên Tế Lễ trong cuộc sáng tạo mới, máu của Con Chiên Vượt qua mới, máu của Con Chiên của Thiên Chúa và máu có giá trị cứu rỗi “ Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là Máu Thầy, Máu giao ước đổ ra cho muôn người được tha tội” ( Mt 26,28).

Qua trang Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan lại giới thiệu Chúa Giêsu cho mỗi chúng ta một lần nữa rằng “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian”.

Chúng ta vẫn thường được giới thiệu trong mỗi thánh lễ “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa” ” và vẫn kêu lên “Agnus Dei…” “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con… Xin ban bình an cho chúng con”. Nhưng, hôm nay, là cơ hội tái thiết định nơi mỗi tâm hồn một niềm tin tưởng, một niềm vui hạnh phúc, và bình an đích thực nơi Đức Giêsu, con Chiên Thiên Chúa, và cụ thể nhất là rước lấy Thịt Máu Con Chiên Thiên Chúa vào trong tâm hồn mình cách xứng đáng. Vì ân sủng và bình an của chúng ta hôm nay là được hưởng ơn cứu chuộc nhờ máu Con Chiên như thánh Phaolô nguyện xin: “Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an” (1 Cr 1,3).

Nhờ sống bằng sức sống của Con Chiên Thiên Chúa, nơi Tiệc Thánh Thể, mà chúng ta có hy vọng: nên tinh tuyền, trong sạch, không vương tỳ ố trong Chúa Giêsu, nên hiền lành khiêm nhượng theo gương Chúa Giêsu, và bằng lòng chịu sát tế đời mình nên của lễ đền tội cho mình và cho nhiều người.

Thân phận con chiên tinh tuyền, hiền lành bị đem đi giết, bị sát tế trong thời đại hôm nay đang sống động trong toàn Giáo Hội. Có thể nói hình ảnh ấy rất cụ thể tại Việt Nam nơi những giám mục dám mục nát vì đoàn chiên, nơi những linh mục hết mình vì sự sống còn của đoàn chiên, và cả nơi những con chiên ngoan đạo đang hiền lành khiêm nhượng một lòng một dạ tuân theo chỉ thị của các đấng bản quyền.

Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi một số ít con chiên không tinh tuyền vì nhiễm đủ loại bệnh xã hội trần tục: danh vọng, quyền bính, lạc thú, dẫn đến cách sống không Kitô, mất hiền hòa, thiếu đạo đức, chẳng ngay lành, gây gương mù gương xấu và cuối cùng là không chịu sát tế mình đi cho phần rỗi các linh hồn. Một số giáo dân thời nay buông xuôi, nguội lạnh, giữ đạo cho qua ngày, không siêng năng đi lễ, xưng tội, rước lễ một phần là vì họ không muốn nghe, không muốn thấy những con chiên đầy tội lỗi, không chấp nhận tử vì đạo mà lại rao giảng về Con Chiên Vô Tội, về Con Chiên Thiên Chúa, về Đấng Xóa Tội trần gian.

Mỗi tín hữu chúng ta trong vai trò làm cha mẹ, con cái, làm tông đồ trong các hội đoàn, làm tông đồ trong cuộc sống đời thường… có lẽ phải tĩnh lặng tâm hồn giây lát để hỏi lại lòng mình rằng: “Có thể nào ta tiếp tục rao giảng về Đấng vô tội trong khi ta mãi ở lì trong tình trạng tội lỗi được sao?” “Có thể nào chúng ta long trọng tôn vinh các thánh Tử Đạo, mà không từ bỏ mình và chấp nhận hy sinh tử vì đạo từng giây phút được sao?”

Vì thế, cần nghiêm túc đặt lại vấn đề: Sứ mệnh của Giáo Hội, của mỗi tín hữu là tiếp tục giới thiệu “Con Chiên Thiên Chúa-Đấng xóa tội trần gian” cho mọi người. Nhưng để lời chứng ấy là chứng thật, chắc hẳn mỗi chứng nhân, không kể là thành phần nào trong giáo hội, cũng phải mặc lấy tinh thần của Con Chiên Thiên Chúa, của Đức Giêsu Kitô, trong đời sống của mình: “Tinh tuyền, hiền lành khiêm nhượng, chịu sát tế, chịu tử đạo”.

Thánh Gioan Tiền Hô phải là gương mẫu đời sống chứng nhân cho chúng ta. Ngài có cuộc sống tinh tuyền. Ngài hiền lành khiêm nhượng để Chúa Giêsu lớn lên. Ngài rất ngay thẳng lên án sự gian tà. Và cuối cùng Ngài bằng lòng chịu tử đạo vì bênh vực cho công lý của Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con tôn vinh và tri ân Chúa là Con Chiên Tinh Tuyền, Hiền Lành, Khiêm Nhượng và là Con Chiên Thiên Chúa Chịu Sát Tế để cứu chuộc chúng con. Xin cho chúng con quí trọng và mặc lấy sự tinh tuyền, lòng hiền lành khiêm nhượng của Chúa, để mỗi ngày chúng con bằng lòng tế lễ toàn thân chúng con cho Thiên Chúa vì phần rỗi của chúng con và của mọi người. A men.

13-01-2011

PM. Cao Huy Hoàng


KHIÊM HẠ VÀ HY SINH

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Người đời thường ham danh, hám lợi. Địa vị và bổng lộc luôn là cơn cám dỗ của con người qua mọi thời đại. Đời nào cũng có những Thạch Sanh và Lý Thông. Đời nào cũng có những tranh giành ảnh hưởng dẫn đến loại trừ lẫn nhau. Vì ham danh, hám lợi nên người ta thường tìm vinh quang cho bản thân của mình, người ta thường đề cao chính mình một cách kiêu hãnh, đôi khi ảo tưởng về bản thân của mình. Nhất là trong những thành công là dịp để kẻ ham danh hám lợi tự dương tự đắc về mình. Đôi khi lại còn cướp công trạng người khác. Khi thành công người ta đua nhau báo cáo công trạng. Ai cũng muốn dành lấy công trạng về mình, ai cũng cho rằng mình có công, có sức để đem lại thành công. Ngược lại, khi thất bại hay khi công việc không êm xuôi, người ta thường đổ lỗi lên nhau và thoái thác trách nhiệm. Ở Việt Nam trong năm vừa qua rất nhiều công trình đang làm dở dang đã bị đổ xập hoặc chưa nghiệm thu đã xuống cấp thê lương, thế nhưng có mấy ai dám nhận lấy lấy trách nhiệm để sửa sai, có mấy đoàn thể hay cơ quan nào đã dám đấm ngực thú nhận vì lỗi của mình mà hàng tỷ đồng cùng với bao nhiêu nhân mạng phải chôn vùi dưới cát bụi cuộc đời? Thảm hoạ lớn nhất của Việt Nam chính là tai nạn giao thông. Theo thống kê nằm 2010 có hơn 11.000 người chết và hơn 10,000 người tàn phế suốt đời. Gọi là thảm hoạ vì trung bình 1 tháng có hơn 2000 người chết và tàn tật. Nhưng đáng tiếc là không ai dám nhận trách nhiệm về thảm hoạ này? Phải chăng xã hội mà chúng ta đang sống đã không còn những con người can đảm nhận lãnh trách nhiệm trước cái sai về mình? Phải chăng chỉ có những con người bé mọn mới phải gánh chịu những phận số hẩm hiu và những cay nghiệt của dòng đời?

Lời Chúa hôm nay, gợi lên cho chúng ta hai hình ảnh thật đẹp về hai lối sống mà xem ra xã hội hôm nay đã không còn. Đó chính là lối sống khiêm nhường của thánh Gioan và hình ảnh Chiên gánh tội của Chúa Giêsu. Thánh Gioan Baotixita tượng trưng cho sự khiêm tốn còn Chúa Giêsu tượng trưng cho lòng quảng đại hy sinh. Thánh Gioan đã biết chỗ đứng của mình chỉ là kẻ dọn đường. Ngài không tìm vinh quang cho mình. Ngài đã chấp nhận mình cần nhỏ bé để Chúa được lớn lên trong Ngài. Ngay chính lúc ngài được nhiều người ngưỡng mộ, ngài vẫn can đảm quên đi cái tôi của mình để nói về Chúa cho anh em: “Có người đến sau tôi, nhưng trổi vượt hơn tôi”. Còn Chúa Giêsu đã được Gioan giới thiệu như là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian. Ngài là Thiên Chúa nhưng đã từ bỏ địa vị Thiên Chúa để mặc lấy thân phận con người. Ngài mang lấy thân phận con người nên cũng đồng hoá mình với các tội nhân. Ngài không có tội nhưng lại mang tội vì chúng ta. Ngài đã đi vào kiếp người để gánh chịu những đau khổ thể xác và tinh thần như là hậu quả của tội tổ tông. Ngài đã thực sự sống một kiếp người truân chuyên để nên đồng hình đồng dạng với chúng ta, qua đó Ngài chuyển giao ơn thánh đến cho con người, để từ nay con người nhờ sự kết hợp với Ngài cũng được trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài trong tư cách là con Thiên Chúa. Vì Ngài là Thiên Chúa đã mang lấy thân phận con người để con người trở thành con cái Thiên Chúa (I-rê-nê)

Cuộc đời của Thánh Gioan là một cuộc đời đẹp vì Ngài sống để tìm vinh quang cho Thiên Chúa. Cuộc đời ngài càng rạng rỡ hơn khi ngài khiêm tốn quên mình để Chúa tỏ hiện ra trong cuộc sống của ngài.

Cuộc đời Chúa Giêsu là cuộc đời đẹp vì ngài đã dám mang lấy tội nhân gian. Ngài có thể đứng ngoài cuộc. Ngài không nhất thiết phải là người mới có thể cứu độ con người. Thế nhưng, Ngài đã mang lấy thân phận con người để đền tội nhân gian. Ngài đi vào kiếp người để chia sẻ những đắng cay ngọt bùi cũng chỉ vì yêu thương nên muốn nên một với chúng ta.

Đó cũng là cách sống mà Chúa đang mời gọi chúng ta hãy sống cho thế giới hôm nay. Một thế giới có quá nhiều kẻ ham danh, ham lợi mà lại quá ít kẻ dám gánh lấy trách nhiệm. Một thế giới có quá nhiều kẻ kiêu hãnh, thích ăn trên ngồi chốc thiên hạ nhưng lại quá ít người khiêm tốn để phục vụ tận tụy và hy sinh. Một thế giới có quá nhiều kẻ tham lam ích kỷ, chỉ lo vun quén cho bản thân mà lại quá ít người rộng lượng đế cứu nhân độ thế. Xem ra người tốt chỉ là những ánh sao lẻ loi trên bầu trời đêm tối mà mây đen che kín khung trời. Dầu vậy, một ánh sao vẫn đủ để xoá tan bóng đêm của sợ hãi lo âu và khơi lên một niềm hy vọng, vì “sau cơn mưa trời lại sáng”.

Thế giới hôm nay không cần kẻ kiêu hãnh, vì người kiêu hãnh chỉ làm hại người hại đời. Thế giới hôm nay rất cần những con người khiêm tốn mới có thể dễ dàng cúi mình phục vụ anh em trong mọi nơi, mọi lúc và mọi công việc. Thế giới hôm nay rất cần những con người dám sống liên đới trách nhiệm với nhau để xây dựng một thế giới công bằng và yêu thương. Ước gì là người kytô hữu chúng ta dám sống như Gioan luôn khiêm tốn sống với anh em và như một Giêsu, dám hy sinh cả mạng sống mình vì hạnh phúc của anh em. Ước gì lời mời gọi của Thầy Giêsu “hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” luôn là kim chỉ nam cho đời kytô hữu sẵn lòng hiến dâng để phục vụ tha nhân. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền


TÔI ĐÃ KHÔNG BIẾT NGƯỜI…

Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB

Nếu xét về họ hàng máu mủ thì Gio-an phải biết rất rõ về người em họ của mình, thậm chí ngay từ khi còn trong bụng mẹ (Lc 1,44); còn nếu xét về vai trò là vị tiền hô giới thiệu đấng Thiên Sai cho mọi người thì ông lại càng phải biết rõ ngài hơn ai hết. Thế mà trong đoạn Phúc âm ngắn hôm nay, có tới hai lần Gio-an bộc bạch: “Tôi đã không biết Người” (Ga 1, 31.33). Ông còn xác minh thêm rằng ông tới kêu gọi dân chúng sám hối và nhận lãnh phép rửa trong nước là để “Người được tỏ cho dân Ít-ra-en”, chứ không chỉ nhằm mục đích muốn họ cải thiện đời sống. Tại sao vậy?

Khi giới thiệu cho dân chúng và các môn đệ mình về đức Giê-su đang tiến đến, Gio-an đã sử dụng một điển ngữ phổ thông của Cựu Ước ‘Chiên Thiên Chúa’. Đối với người Do Thái, hầu như ai cũng hiểu nó ám chỉ ‘người tôi tớ Gia-vê’, mang nội dung tự hiến mình và phục vụ, người giải thoát hay cứu chuộc theo hình ảnh con Chiên Vượt Qua (xem Mc 14,12). Điển ngữ này rất phổ thông trong thời các ngôn sứ, nhưng dần bị lu mờ vào thời điểm La Mã thống trị do các khuynh hướng chính trị. Chắc hẳn Gio-an đã muốn khơi lại truyền thống ngôn sứ, thay vì ngả theo quan điểm của giới lãnh đạo đương thời. Thế nhưng cái diện mạo Thiên Sai mà Gio-an mới phát hiện ra nơi nhân vật Giê-su thì lại chưa rõ ràng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người”. Ông được chứng kiến việc Thần Khí ngự xuống trên Giê-su sau khi lãnh phép rửa, và được báo trước cho biết đó là dấu hiện của đấng Thiên Sai; nhưng thực chất Thần Khí là gì thì ông chưa nắm vững. Quan niệm Cựu Ước về một Thần Khí là một quyền năng thông trị vẫn chi phối và ông không tìm thấy nét đó nơi Giê-su. Gio-an sẽ còn khắc khoải tìm hiểu một thời gian dài. “Thầy có phải là đấng phải đến không, hay chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (Lc 7,19). Trong nội dung này, ông hiểu sự khác biệt lớn giữa tắm rửa trong nước của ông và thanh rửa trong Thánh Thần đo Đấng Thiên Chúa tuyển chọn thực hiện là một trời một vực. Rửa trong nước do ông thực hiện để sám hội và hướng thiện (cụ thể hơn là để giữ trọn lề luật) thì đã rõ… nhưng còn rửa trong Thánh Thần để có sức mạnh thì chưa rõ? Hiểu được điều này là tiến từ Cựu ước qua Tân ước, là nắm được mấu chốt của niềm tin Ki-tô hữu.

Đức Giê-su, khi gặp lại các đồng hương Na-da-rét từng rất quen thuộc với mình, đã dùng lời ngôn sứ I-sai-a để tự giới thiệu như con người của Thần Khí: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi…”(Lc 4,18). Cuộc sống và những lời rao giảng của ngài sau này sẽ không nặng mùi luân lý khổ hạnh, nhưng hiện rõ nét tự do trong yêu thương và phục vụ, trái ngược hẳn với đời sống và lời giảng dạy của Gio-an đậm nét luân lý nghiêm khắc và cương trực (xem Mt 3,1-12). Tuy nhiên chính Gio-an đã đưa ra chứng từ rất quan trọng: ‘Đấng Thiên Chủa tuyển chọn’ phải là con người của Thần Khí (01), và phép rửa do đấng ấy thực hiện chính là phép rửa trong Thánh Thần (02).

Vì đã lãnh nhận bí tích rửa tội của đức Ki-tô, tôi không thể cho phép mình xây dựng một cuộc sống đức tin nặng về mặt luân lý đạo đức, nhưng phải mãnh liệt triển khai sức sống của Thần Khí yêu thương và phục vụ. Luân lý đạo đức là điều tốt chung cho mọi người, nhưng nó không bộc lộ được cái sức Tin Mừng của Thần Khí. Để cho cuộc sống đức tin được phong phú, ăn ngay ở lành, hoặc sống lương thiện, tự bản chất là chưa đủ. Bao lâu những người chung sống với tôi còn chưa nhận ra ‘Thần Khí Chúa xuống trên tôi’, thì họ chưa thể nhận biết tôi là ‘người được Thiên Chúa tuyển chọn’. Và họ vẫn có thể nói về niềm tin Ki-tô hữu của tôi: “chúng tôi không biết người”. Vì, hoặc là Ki-tô hữu sống mãnh liệt Thần Khí, hoặc tôi sẽ chẳng khác chi người thường, dầu có sống ngay chính tới mấy đi nữa!

Lạy Chúa! Trong tư cách là linh mục của đức Ki-tô Giê-su, con có bổn phận giúp cho các tín hữu sống ơn bí tích rửa tội mà họ đã được lãnh nhận. Xin cho con biết nhận thức rõ rằng họ đã được rửa trong Thánh Thần của đức Ki-tô, chứ không phải trong nước của Gio-an; để việc mục vụ của con không chỉ giới hạn trong việc giữ họ sống lương thiện, nhưng là nỗ lực giúp họ triển khai sức sống phong phú của Thánh Thần tình yêu, nhờ thế họ trở nên đống hình đồng dạng được với đức Ki-tô. Amen

Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB


LỜI GIỚI THIỆU ĐẦU TIÊN
JKN

Câu hỏi gợi ý:

Tại sao Gioan lại giới thiệu Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa”, “Đấng xoá tội trần gian”? Ý nghĩa sâu xa của những từ ngữ đó thế nào?
Vai trò của Gioan Tẩy Giả đối với Đức Giêsu như thế nào? Tư cách của ông có xứng với vai trò hay sứ mạng của ông không? Tư cách ấy là gì?
Qua tư cách và hành động của Gioan, bạn có thể rút ra kết luận gì cho cuộc đời ngôn sứ của bạn? (nên nhớ mỗi Kitô hữu phải là một ngôn sứ!)

Suy niệm

1. Lời giới thiệu đầu tiên của Gioan về Đức Giêsu

Đức Giêsu bắt đầu cuộc đời công khai của Ngài bằng nghi thức sám hối thay cho cả nhân loại qua phép rửa của Gioan, và kết thúc cuộc đời công khai của Ngài bằng nghi thức đền tội thay cho cả nhân loại qua cái chết thê thảm trên thập giá. Và hôm nay, ít ngày sau khi Gioan rửa tội cho Đức Giêsu, ông liền giới thiệu cho dân chúng biết Ngài là ai, và một phần nào báo trước cái chết của Ngài: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian!”. Muốn hiểu hết ý nghĩa lời giới thiệu ấy, ta cần biết tập tục sau đây của người Do Thái:

Theo truyền thống Do Thái trong sách Xuất Hành (Xh 29,38-42), thì mỗi ngày, vào sáng sớm và chiều tối, các tư tế trong đền thờ phải sát tế mỗi buổi một con chiên nhỏ cỡ một tuổi làm của lễ toàn thiêu để đền tội thay cho dân chúng. Như vậy tội lỗi của cả dân chúng mỗi buổi đều đổ hết lên đầu con chiên, và con chiên gánh tội ấy phải chết để đền tội thay cho dân chúng, hầu dân chúng được khỏi tội trước Thiên Chúa. Tội lỗi của dân chúng đối với Thiên Chúa đáng lẽ phải trả giá bằng sinh mạng của chính con người, nhưng Thiên Chúa đã chấp nhận để con chiên chết thay con người. Đức Giêsu đã trở thành chiên hy sinh như thế: “Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta” (1Cr 5,7)

Lời giới thiệu của Gioan còn ngầm nói lên bản tính Thiên Chúa của Đức Giêsu: “Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi”. Theo lời thiên thần nói khi truyền tin cho Đức Maria, ta biết khi Đức Maria thụ thai thì bà Ê-li-sa-bét, đã có thai Gioan được 6 tháng (x. Lc 1,36b). Nghĩa là xét về mặt thể chất, Gioan đã ra đời trước Đức Giêsu nửa năm. Nhưng Gioan lại giới thiệu Đức Giêsu là Đấng “có trước” mình. Như vậy từ ngữ “có trước” ở đây không thể hiểu theo nghĩa thể chất, mà phải theo nghĩa tâm linh, nghĩa là ông ám chỉ nguồn gốc thần linh của Đức Giêsu.

2. Gioan, người dọn đường cho Đức Giêsu

Để chuẩn bị xa cho việc Đức Giêsu đến với nhân loại, Thiên Chúa đã nhờ các ngôn sứ tiên báo biến cố ấy hàng mấy trăm năm trước, bằng cách này hay cách khác. Để chuẩn bị gần, Ngài dùng một người tiền hô, có nhiệm vụ dọn đường và giới thiệu. Người đó là Gioan Tẩy Giả.

Gioan là bà con với Đức Giêsu, vì mẹ của ông Gioan là chị họ của Đức Giêsu (x. Lc 1,35a). Vì thế, chắc chắn ông Gioan và Đức Giêsu đã quen biết nhau, nhưng Gioan không biết hoặc biết không chắc chắn Giêsu là Đấng Thiên Sai. Chỉ khi Đức Giêsu đến với ông xin chịu phép rửa và sau đó có những dấu chứng từ trời cao, ông mới biết điều đó cách chính xác. Vì chính Thiên Chúa đã báo trước cho ông điều ấy: “Chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: "Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần"“. Khi đã biết đích xác Đức Giêsu là ai, Gioan bắt đầu làm chứng về Ngài.

3. Những ngôn sứ của Thiên Chúa

Câu Kinh Thánh vừa trưng dẫn cho ta thấy: những người làm ngôn sứ trong các thời đại, luôn luôn có sự giao tiếp với Thiên Chúa, và được chính Thiên Chúa kêu gọi, sai phái, không nhất thiết phải qua một trung gian người nào (xem Is 6,1-12; Gr 1,5-19). Lời kêu gọi đó có những trường hợp khó có thể chối từ như trường hợp của ngôn sứ Giona (x. Gn 1,1-2,11). Các ngôn sứ cũng được Ngài soi sáng, cho biết hết kế hoạch của Ngài (x. Am 3,7), được Ngài hướng dẫn cụ thể những việc phải làm (rất nhiều câu bàng bạc trong các sách ngôn sứ chứng tỏ điều ấy). Nhờ sự rõ ràng đó, các ngôn sứ mới tin tưởng vào sứ mệnh và lời chứng của mình, và lời chứng của họ mới có sức mạnh thuyết phục. Nếu không, lời chứng của họ chỉ là những xác quyết thiếu căn cứ, dựa trên những tin tưởng rất chủ quan, hoặc chỉ là những lời tuyên xưng xuông (không thực tín). Nếu chỉ dựa trên những tin tưởng chủ quan, không dựa trên những nền tảng chắc chắn mà lại dám lấy cả mạng sống mình để làm chứng thì thật là ngu dại, thậm chí có thể khiến những kẻ nghe mình đi vào sai lầm trầm trọng.

Tương tự như Đức Giêsu và Gioan Tẩy Giả, các ngôn sứ thường không thuộc hàng chức sắc trong tôn giáo. Nhiều trường hợp, các ngôn sứ còn lên tiếng quở trách, kết án, chỉ dẫn và sửa sai chẳng những hàng chức sắc này (x. Is 56,10-12; Gr 23,1-4; Ed 34,1-31; 44,15-31; Hs 4,4-10; 5,1; đặc biệt Mt 23,13-32), mà cả vua chúa quan quyền nữa (x. Is 10,1-3; 10,5.12; 14,24-27, đặc biệt Mt 14,4). Điều này chứng tỏ không phải cứ thuộc hàng chức sắc trong tôn giáo thì ngoại trừ bề trên mình là chức sắc cao cấp hơn, không còn ai có quyền chỉ dạy hay sửa sai mình.

Và đã là ngôn sứ thật, thì phải dám nói lên tiếng nói của chân lý, công lý và tình thương, đồng thời dám chịu đau khổ và dám chết vì lời chứng của mình giống như Gioan. Đó là đặc điểm không thể thiếu của những ngôn sứ thật đến từ Thiên Chúa. Người vì sợ liên lụy đến bản thân nên không dám bênh vực cho Thiên Chúa và tha nhân, cho chân lý, công lý và tình thương, thì chắc chắn không phải là ngôn sứ thật, dù họ có mang danh là đại ngôn sứ đi chăng nữa! Đó là dấu chứng chắc chắn để phân biệt thật giả. Và cũng chính vì yếu tố đặc trưng này mà luôn luôn số phận của các ngôn sứ thật là bị “ném đá” và bạc đãi, còn ngôn sứ giả thì được ưu đãi, trọng vọng, được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi do những thế lực phản công lý dành cho để thưởng công cho sự im lặng rất lợi hại của họ (xem Lc 6,22.26).

4. Ngôn sứ phải sống vì Thiên Chúa và tha nhân, không vì mình

Trong cách giới thiệu của Gioan về Đức Giêsu, ta thấy ông luôn luôn làm cho Đức Giêsu nổi bật lên, đồng thời tự làm cho mình lu mờ đi: “Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Ga 3,30). Chẳng hạn: “Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi”, “Tôi đây không phải là Đấng Kitô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người” (Ga 3,28), “Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (Ga 1,27). “Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi” (Mt 3,11), “Tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” (Mc 1,Cool. Khi đã hoàn thành nhiệm vụ, Gioan rút lui vào bóng tối, để Đức Giêsu đóng trọn vẹn vai trò của Ngài.

Đây cũng là một dấu chứng của ngôn sứ thật. Người ngôn sứ thật phải từ bỏ được chính “cái tôi” của mình, và thể hiện được tinh thần quên mình, tự hủy như Đức Giêsu (Pl 2,6-Cool. “Không làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình; không tìm lợi ích cho riêng mình, mà tìm lợi ích cho người khác” (Pl 2,3-4). Một người coi cái tôi của mình quá lớn chắc chắn không phải là ngôn sứ thật. Họ không thể sống vì Chúa, vì tha nhân được, mặc dù họ có thể tạo được cái vẻ như vậy: “có vẻ yêu Chúa, có vẻ yêu người”.

Rất nhiều người làm ngôn sứ, làm tông đồ, rao giảng Tin Mừng, làm nhiều việc lành phúc đức, bố thí một cách rộng rãi… nhưng không do lòng yêu mến Chúa hay tình thương đối với tha nhân thúc đẩy, mà do tính ham được tiếng khen, lời ca tụng, muốn nổi danh là đạo đức, là có lòng thương người, v.v… Họ đã dùng danh nghĩa Thiên Chúa để tạo nên danh thơm tiếng tốt cho mình, để có những cấp bậc cao sang trong Giáo Hội và xã hội. Tâm lý này đã được Đức Giêsu vạch mặt: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen” (Mt 6,1), Và thánh Phao-lô cho biết sự vô giá trị của những hành động như vậy: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1Cr 13,3). Tính chất khoa trương, thích “phình to bản ngã” này, Đức Giêsu gọi là “men Pha-ri-siêu”: “Anh em phải coi chừng men Pha-ri-sêu, tức là thói đạo đức giả” (Lc 12,1, x. Mt 16,6.11; Mc 8,15). Là người Kitô hữu, là ngôn sứ, chúng ta cần phải tránh loại “men” rất khó tránh này.

Cầu nguyện

Lạy Cha, Đức Giêsu đã đến để thiết lập Giáo Hội, tức một dân tộc ngôn sứ cho Cha ở trần gian. Giáo Hội không chỉ có sứ mạng “tư tế” (thờ phượng Thiên Chúa), mà còn có sứ mạng “vương đế” (làm chủ bản thân, tập thể, ngoại cảnh, lịch sử), và sứ mạng “ngôn sứ” (làm chứng cho Thiên Chúa, cho chân lý, công lý và tình thương) nữa. Nhưng Giáo Hội đã làm tròn sứ mạng “ngôn sứ” ấy trước mặt các dân tộc chưa? Xin cho chính bản thân con, cũng như mọi Kitô hữu khác ý thức được sứ mạng “ngôn sứ” tức “làm chứng” của mình trong môi trường mình sống, trong xã hội và Giáo Hội, nhất là khi chân lý, công lý và tình thương bị coi thường, bị chà đạp. Xin cho con đức can đảm phải có của một ngôn sứ như Gioan Tẩy Giả, để con thực hiện tốt sứ mạng ngôn sứ của mình. Amen.

JKN




CHIÊN GÁNH TỘI

Chúa Nhật II TN A (Ga 1, 29 – 34)

Chiên Con xóa tội cứu trần gian,

Tội lỗi nhân sinh gánh nặng mang.

Khiêm tốn hiền lành, thân hiến tế,

Tinh tuyền thánh thiện, phận đa đoan.

Dấn thân nhập cuộc, trong đau khổ,

Hiến lễ vào đời, tạo bình an.

Tự nguyện dâng mình, ơn cứu chuộc,
Ân tình bộc lộ, tỏa vinh quang.

14/01/2011
Hạt Nắng


CHIÊN CỨU TINH

Chúa Nhật II TNA – (Ga 1, 29 – 34)

Bơ vơ mệt nhoài giữa dòng đời,
Lênh đênh lạc loài giữa biển khơi.
Tội lỗi u mê, ngập bóng tối,
Ngước mắt nhìn trời, hồn chơi vơi.

Chúa đã đi qua giữa cuộc đời,
Ánh mắt dịu dàng, tình khôn nguôi.
Lặng lẽ trao thân làm hy lễ,
Gánh lấy tội tình, cứu thân tôi.

Lạy Chúa con tin! Ngài đã chết cho con,
Mạnh mẽ con tuyên xưng! Ngài đã gánh tội đời.
Ngài là Chiên Thiên Chúa,
Đấng gánh tội trần gian.

Vững bước tin yêu giữa cuộc đời,
Loan báo Tin Mừng khắp muôn nơi.
Cuộc sống nêu gương, đời nhân chứng,
Tình Chúa gọi mời, thế nhân ơi.

14/01/2011
M. Madalena Hoa Ngâu


CHIÊN TÌNH YÊU

Chúa Nhật II TNA – (Ga 1, 29 – 34)

Yêu trần thế khổ đau băng hoại,
Kiếp lầm than nhân loại sầu vương.
Chiên Con chịu cảnh đoạn trường,
Đem nguồn sức sống tình thương cho đời.

Chiên Thiên Chúa thương đời đau khổ,
Hòa cùng người tội lỗi, khiêm nhu.
Đem ơn giải thoát ngục tù,
Nguồn ơn Cứu Độ đến từ trời cao.

Đường thập giá lao đao khốn đốn,
Như Chiên non từ tốn, hiền lành.
Cực hình chống đối bao quanh,
Không màng biện hộ, đấu tranh cho mình.

Nên của lễ ân tình kính tiến,
Đáp tình yêu tự nguyện xin vâng.
Đồi cao thập giá hiến thân,
Gánh bao tội lỗi nhân trần u mê.

Đường trần gian trăm bề sóng gió,
Đời chứng nhân gian khó, chông gai.
Giới thiệu Con Chúa Ngôi Hai,
Là Chiên Thiên Chúa loài người hằng mong.

Kìa ai vất vả long đong,
Đón nguồn suối mát trinh trong tim Ngài.
Hai nguồn thánh sủng chảy dài,
Đợi ai khắc khoải đêm ngày ngóng trông.
Ngài đang tựa cửa chờ mong…

14/01/2011 - Bâng Khuâng Chiều Tím




CHIÊN GÁNH TỘI ĐỀN THAY

Chúa Nhật thứ II Thường Niên – năm A – (Ga 1, 29 -34)

Truyền thống từ xưa người Do Thái
Dùng chiên sát tế để giao hòa
Gánh tội đền thay cho dân chúng
Xoa dịu nỗi lòng Thiên Chúa ta

Gioan được biết bởi Thánh Linh
Chiên của Giavê gánh tội tình
Tội tổ Adam, tội nhân thế
Một người đền tội cứu chúng sinh

Ông liền giới thiệu với muôn dân
Về Chiên Thiên Chúa xóa tội trần
Về người Tôi Tớ trong kinh thánh
Sẽ rửa muôn người trong thánh ân

Tội lỗi con người ra u mê
Mây mù đen tối lối quay về
Trói buộc tâm hồn trong sầu khổ
Ác quả kinh hoàng trong tái tê

Nhẫn nhục hy sinh chịu cực hình
Chúa đã cam lòng chịu đóng đinh
Tôi trung sầu khổ vui tín thác
Âm thầm dâng hiến lễ hy sinh

Chúa đã giao hòa giữa nhân gian
Tình Cha Thiên Quốc thật nồng nàn
Giải thoát con người vòng tội lỗi
Quyền năng ơn thánh Chúa thương ban

Nay Chúa gọi mời con dấn thân
Sống đời Ngôn Sứ giữa nhân trần
Giới thiệu cho đời nhận biết Chúa
Tìm về nguồn nước suối hồng ân

Lạy Chúa! giúp con biết hy sinh
Từ bỏ cái “Tôi” biết hủy mình
Không tìm danh vọng nơi trần thế
Khiêm nhường tìm lợi ích nhân sinh

Lạy Chiên Thiên Chúa, Chúa tình yêu
Thế giới ngày nay khổ trăm chiều
Sa đọa lún sâu vùng tội lỗi
Con nguyện dâng Ngài Lễ Toàn thiêu

Dâng trọn linh hồn trọn xác thân
Khó khăn, đau khổ dự thông phần
Cầu thay nguyện giúp đền tội lỗi
Là Chiên cứu chuộc giữa tha nhân.

AP. Mặc Trầm Cung


THÁNH THỂ HUYỂN LINH

Chúa Nhật 2 TN - A (Ga. 1 29-34)

Ngày mong đêm đợi đếm từng giờ
Nhìn thấy Ngài đến tưởng trong mơ
Đây "Chiên Thiên Chúa" Đấng cứu chuộc
Gioan Tẩy Giả đã đợi chờ

Biết rằng Người Ấy đến sau tôi
Tâm tư nôn nóng mãi bồi hồi
Người đến sau tôi nhưng có trước
Cúi mình khiêm hạ cởi giầy thôi

Người ấy thế gian đang rất cần
Chỉ Ngài mới cứu nổi tội nhân
Tôi rửa hồn ai trong "giòng nước"
Người rửa các ngươi trong "Thánh Thần"

Cứu độ Ngài ban những hồng ân
Đầy ắp trên vai ơn Thánh Thần
Tôi nay công bố và tuyên tín
Đây "Đấng Linh Quyền" giúp tội nhân

Ôi! cả tầng trời đã mở ra
Vừng sáng bao la chiếu chói lòa
Trên cao vang lời của Thiên Chúa
"Con ta yêu dấu đẹp lòng ta"

Giêsu cứu thế bước lên đường
Thi hành sứ vụ của tình thương
Hy sinh cứu chuộc làm hy lễ
"Bí Tích Thánh Thể" qúa siêu thường

Chính "Chiên Thiên Chúa" đấng cứu đời
Ngài là chân lý khắp muôn nơi
Là "Chiên" hiến tế muôn cực thánh
Hóa thân trong "bánh rượu" tuyệt vời

Nuôi hồn nhân loại muôn tháng ngày
Là men thánh thiện để con say
Từng giọt vào hồn sao nồng ấm
tinh tuyền thanh tẩy trí lòng này

Tạ ơn "Thánh Thể Chúa" nhiệm mầu
Ngự Trong "Hình Bánh" rất thâm sâu
Huyền siêu nuôi trí hồn con sống
Muôn đời muôn kiếp con kính chầu.

13.01.2011
Thanh Sơn


HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A 3120127531675
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A 3120127526430
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A 3120127527191
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A 31201281959441
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A 31201281958491
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A 31201281957827
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A 3120128195764
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A 31201281956136

Tác giả Nhiều tác giả

HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A 3120127520281

HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A 3120127521217

HẠT GIỐNG LỜI CHÚA HẰNG TUẦN - CN II THƯỜNG NIÊN NĂM A 312012752343
pheronguyen999
pheronguyen999
TRƯỞNG
TRƯỞNG

Tổng số bài gửi : 556
Join date : 15/06/2011
Age : 63
Đến từ : saigon

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết