CARITAS HẠT CHÍ HOÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Tân giáo hoàng có bằng thạc sĩ hóa học
Th. Carôlô Borômêô, giám mục EmptyFri Mar 15, 2013 3:57 pm by pheronguyen999

» Câu truyện / Tư tưởng để minh họa khi dạy Giáo Lý / Giáo Dục (11-20)
Th. Carôlô Borômêô, giám mục EmptyTue Jan 22, 2013 9:04 am by pheronguyen999

» Thứ Sáu Tuần Sau Lễ Hiển Linh
Th. Carôlô Borômêô, giám mục EmptyFri Jan 11, 2013 9:59 am by pheronguyen999

» "Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng".
Th. Carôlô Borômêô, giám mục EmptyWed Apr 25, 2012 9:35 am by pheronguyen999

» "Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng".
Th. Carôlô Borômêô, giám mục EmptyWed Apr 25, 2012 8:12 am by pheronguyen999

» "Họ nhận ra được Người khi họ nhận bánh do Người bẻ trao cho".
Th. Carôlô Borômêô, giám mục EmptySun Apr 22, 2012 10:55 am by pheronguyen999

» "Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ".
Th. Carôlô Borômêô, giám mục EmptyWed Apr 18, 2012 7:13 am by pheronguyen999

» THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU -Thứ Năm Tuần Thánh
Th. Carôlô Borômêô, giám mục EmptyThu Apr 05, 2012 10:28 am by pheronguyen999

» Ngày thứ ba chuyến tông du Mexico của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
Th. Carôlô Borômêô, giám mục EmptyFri Mar 30, 2012 11:03 am by pheronguyen999

April 2024
SunMonTueWedThuFriSat
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930    

Calendar Calendar

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 33 người, vào ngày Wed Apr 26, 2023 8:04 pm
Most active topic starters
pheronguyen999
Th. Carôlô Borômêô, giám mục Vote_lcapTh. Carôlô Borômêô, giám mục Voting_barTh. Carôlô Borômêô, giám mục Vote_rcap 
Admin
Th. Carôlô Borômêô, giám mục Vote_lcapTh. Carôlô Borômêô, giám mục Voting_barTh. Carôlô Borômêô, giám mục Vote_rcap 

Thông báo Tĩnh Tâm mùa chay 2012

Fri Mar 23, 2012 10:22 pm by Admin

TGP Sài Gòn
Caritas Giáo Hạt Chí Hoà


Thư Mời

Trong Tâm Tình Mùa Chay 2012

CARITAS HẠT CHÍ HÒA Tổ Chức giờ Tĩnh Tâm và Cầu Nguyện Sống Tâm Tình Mùa Chay cho Quý Cha Linh Hướng các giáo xứ và các thành viên Caritas Hạt Chí Hoà.

Thời gian: Vào lúc 15giờ chiều thứ Tư, ngày 28/ 3/ 2012

Địa điểm : tại nhà thờ Nam Hòa



Comments: 0

Từ 27.11.2011, Sách lễ tiếng Anh thay đổi

Thu Nov 24, 2011 10:23 am by pheronguyen999

Từ 27.11.2011, Sách lễ tiếng Anh thay đổi

VRNs (24.11.2011) - Sài Gòn – Việc chuẩn bị thay đổi bản dịch tiếng Anh của Lễ Misa được Hội đồng Giám mục (HĐGM) Hoa Kỳ cùng các HĐGM các nước nói tiếng Anh đã bắt đầu từ năm 2002. Sau rất nhiều lần điều chỉnh bản dịch sao cho thích hợp với một cộng đồng dân …

Comments: 0

CHUAN BI CONG NGHI TONG GIAO PHAN

Mon Oct 24, 2011 6:42 am by pheronguyen999


dung thư
Kinh chao cac Anh Chi trong gia dinh Caritas TGP,

Vp kinh goi den cac thanh vien Caritar thu moi đai dien cac hat tham du buoi HOP MAT chuan bi cho cong nghi TGP.

Xin cac anh chi Lien Ket Vien ( moi hat có mot Truong LKV va 1 Pho LKV) vui long bao ve cho van phong quy danh cac tham du vien som nhat co the.

Van phong se goi thu moi ( co chu ky cua Cha GĐ sau) de …

Comments: 0

CARITAS HẠT CHÍ HÒA HỌP LẦN 10

Mon Oct 17, 2011 11:46 am by pheronguyen999



CARITAS HẠT CHÍ HÒA HỌP LẦN 10

Vào lúc 19g30 Thứ sáu Ngày 14.10.2011-Caritas hạt Chí Hòa

Họp tại: Phòng Họp Giaó Xứ Chí Hòa

(Thời Lượng từ: 19g30 đến 21g30)


I. Khai mạc: Chào quý Thành Viên…
1. Xin mọi người hướng về Chúa để tiến dâng Ngài…Hát bài:(THẦN KHÍ CHÚA ĐÃ SAI TÔI ĐI…)
2. Giới thiệu thành phần …

Comments: 0

Công nghị Giáo phận: hy vọng và lo âu

Thu Oct 13, 2011 6:53 am by pheronguyen999

Công nghị Giáo phận: hy vọng và lo âu
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hiền
T4, 12/10/2011 - 06:53

Năm Thánh rồi Đại Hội Dân Chúa, Thư Chung rồi Công Nghị Giáo Phận, các sự kiện lớn cứ đắp đổi theo nhau như một dòng sông yên bình. Dân Chúa đã quen với các từ “Năm Thánh, Đại Hội và Thư Chung”, nhưng còn lạ lẫm với từ …

Comments: 0

Đức Thánh Cha thay đổi thẩm quyền Bộ Phụng Tự

Sun Oct 02, 2011 10:04 am by pheronguyen999

Th. Carôlô Borômêô, giám mục 210201171527149
Đức Thánh Cha thay đổi thẩm quyền Bộ Phụng Tự
Được đăng CN, 02/10/2011 - 16:45 bởi pheronguyen999 k1
Chuyên mục thảo luận nhóm: Giáo hội, Luân lý, Thánh Kinh, Tín lý, Tôn giáo

VATICAN. Từ nay, một văn phòng đặc nhiệm tại Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma sẽ cứu xét …

Comments: 0

Chương Trình Sinh Hoạt và Chia Sẻ Với ace Khiếm Thị Mái ấm Huynh Đệ Như Nghĩa. ở GX. Vinh Sơn 3 (Ô. Tạ). Từ 7h00 -->12h30 CN 25/09/2011.

Tue Sep 20, 2011 12:08 pm by Admin

Giáo xứ Vinh Sơn 3

Hội Bác Ái Martin

CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU

(Thiếu Nhi Gx Vinh Sơn & Các em khiếm thị Huynh Đệ Như Nghĩa)


1. MỤC ĐÍCH

- Giao lưu chia sẻ yêu thương với các em khiếm thị.

- Thông qua các hoạt động giao lưu góp phần nâng cao tinh thần, ý chí, nghị lực vươn lên của các em thiếu …

Comments: 0

Chương Trình Hành Hương

Tue Sep 13, 2011 12:24 pm by Admin

Th. Carôlô Borômêô, giám mục Chaang10
Th. Carôlô Borômêô, giám mục Chaang11

Comments: 0

caritas hạt chí hòa xin thông báo đến các thành viên

Tue Aug 09, 2011 9:22 pm by pheronguyen999


Tổng Giáo Phận CARITAS SAIGON
CARITAS HẠT CHI HÒA

CHƯƠNG TRÌNH

CARITAS HẠT CHÍ HÒA HỌP LẦN 8
Vào lúc 19h Thứ sáu ngày 12/08/2011-CARITAS hạt Chí Hòa
Họp tại văn phòng nhà thờ Tân Chí Linh
( Thời lượng từ:19g-21g30 )
I. Khai mạc:Chào quý thành viên …

Comments: 1

Top posters
pheronguyen999
Th. Carôlô Borômêô, giám mục Vote_lcapTh. Carôlô Borômêô, giám mục Voting_barTh. Carôlô Borômêô, giám mục Vote_rcap 
Admin
Th. Carôlô Borômêô, giám mục Vote_lcapTh. Carôlô Borômêô, giám mục Voting_barTh. Carôlô Borômêô, giám mục Vote_rcap 


Th. Carôlô Borômêô, giám mục

Go down

Th. Carôlô Borômêô, giám mục Empty Th. Carôlô Borômêô, giám mục

Bài gửi  pheronguyen999 Fri Nov 04, 2011 8:04 am


04/11/2011 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 31 TN

Th. Carôlô Borômêô, giám mục

Lc 16,1-8

*****

NHẠY BÉN CHUYỆN NƯỚC TRỜI

Đức Giê-su nói: “Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.” (Lc 16,Cool

Suy niệm: Đã có những người đầu cơ nhà đất trúng đậm, nhờ biết mua đất khi giá rẻ và bán lại lúc lên giá. Người đánh cờ tướng, cờ vua, phải tính trước nhiều nước, mới mong thắng được đối thủ của mình. Trong cuộc cờ hay trong cuộc đời, ai cũng phải nhắm trước tương lai, nhạy bén trước tình thế sẽ xảy đến, để chuẩn bị trước, ngay từ bây giờ. Đức Giê-su than thở, vì con cái đời này rất tinh nhanh trong những nước tính toán chuyện trần thế, còn con cái sự sáng, những Ki-tô hữu chúng ta, lại ‘gà mờ’ trong việc lo đạt được những giá trị của Nước Trời. Phải chăng chúng ta coi chuyện sống đạo là việc làm thêm, được thì tốt, không xong thì cũng chẳng sao?

Mời Bạn: Nghiêm túc trong việc chuẩn bị cho những giá trị vĩnh cửu của Nước Trời ngay từ bây giờ, bằng cái nhìn đức tin với các biến cố xảy đến cho bạn hay gia đình bạn, bằng thái độ quảng đại trong việc chia sẻ cho người thiếu thốn, bằng tâm tình hiền hoà với người lân cận, bằng thái độ dấn thân cho công cuộc loan báo Tin Mừng, và dĩ nhiên, trên hết, bằng thái độ nhạy bén của bạn trước những gì liên hệ đến những giá trị của Nước Trời.

Sống Lời Chúa: Dành thời gian suy nghĩ để định hướng đâu là cùng đích đời mình, để rồi có những quyết định thích hợp cho lối sống trong hiện tại.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa trách móc chúng con thật chính đáng, bởi vì chúng con chỉ nhạy bén trong những chuyện trần thế, nhưng lại chậm chạp với những gì thuộc Nước Trời. Xin giúp chúng con biết quan tâm đầu tư và nhạy bén hơn với Nước Trời. Amen.

(5 Phút Lời Chúa)

++++++++++++++++++

Lời Chúa Trong Gia Đình

Thánh Carôlô Borrômêô, Giám mục; Rm 15, 14-21; Tin Mừng theo Thánh Lc 16, 1-8.

LỜI SUY NIỆM: Trong dụ ngôn người quản gia bất lương Chúa Giêsu kết thúc: “Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.” (Lc 16, Cool.

Trong đời sống của mỗi con người, khi có một biến cố xãy đến cho bản thân hay gia đình ảnh hưởng không được tốt, nhất là trong công ăn việc làm, thường phải lo lắng và phải suy nghĩ liền, tìm cho ra một phương thế tốt nhất để giải quyết tình thế xấu đó, với bất cứ những gì có thể làm, chẳng hạn như người quản lý bất lương trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu đã đưa ra. Ngài khen là đã khôn ngoan khi biết lo lắng cái thiệt thực cho chính bản thân mình. Nhưng ở đây Ngài lại phân biệt “Con cái đời này” và “Con cái ánh sáng”. Chúng ta là những Kitô hữu; là con cái của ánh sáng, có bao giờ chúng ta xem xét mình đã làm điều gì sai trái trong đời sống của chúng ta chưa? Chúng ta có bao giờ được báo là phải chuẩn bị tính sổ trước mặt Chúa chưa? Chắc chắn là có rất nhiều, nhưng vì chúng ta không quan tâm. Đó là: Những tai họa, tai nạn đến với những người chung quanh chúng ta, những biến cố thiên nhiên nơi này hay nơi khác, những chứng bệnh nặng nhẹ trên bản thân mình và những người thân trong gia đình; Những cái chết vì bệnh tật hay là vì những tai nạn bất ngờ. Trong dụ ngôn, người quản lý còn lợi dụng và khai thác những con nợ của chủ mình. Còn đối với chúng ta thì sao? Nên chúng ta chỉ còn một cách duy nhất là nhờ đến những ân sủng qua các phép bí tích để sống tốt từng ngày một trong hiện tại đối với tha nhân cũng như đối với Chúa.

Mạnh Phương

++++++++++++++++++

Gương Thánh Nhân

Ngày 04-11

Thánh CARÔLÔ BORRÔMÊÔ

Giám Mục (1538 - 1584)

Xuất thân từ dòng họ quí phái Lombardo, thánh Carôlô Borrômêô sinh tại Arôna ngày 2 tháng 10 năm 1538, là con thứ trong gia đình, tuổi trẻ đạo đức đã sớm định hứơng cuộc đời Ngài để phục vụ Giáo hội, Ngài đạt bằng tiến sĩ luật ở Paris năm 1559, nhưng tháng giêng năm sau đã triệu vời về Roma. Ở đó Ngài được đặt ngay làm Hồng Y với những trách và cao trọng trong Giáo hội gồm cả chức vụ Tổng Giám mục Milan, và dù còn trẻ cũng đã được trao cho trách nhiệm làm quốc vụ khanh tòa thánh.

Trong quyền hạn này, Ngài kiểm soát mọi giao dịch chính thức của Đức Giáo hoàng, bao gồm nhiều cuộc đám phán khó khăn liên quan đến việc hoàn thành công đồng Tridentinô từ năm 1560-1564. Công đồng kết thúc, Ngài còn phải lo lắng tới những công chuyện còn sót lại và mãi tới tháng 9 năm 1565 Ngài mới được đức giáo hoàng cho phép về ở tại nhiệm sở của mình. Khó khăn lắm mới được trở về Milan, Ngài lại bị triệu hồi để giúp cậu Ngài bên giường bệnh, và sau đó góp phần chọn lựa đấng kế vị là Đức Giáo hoàng Piô V. Ngài trở lại Milan vào tháng 4.1566.

Kể từ lúc đó cho đến khi qua đời, ngày 3.10. 1584, cuộc đời của thánh Carôlô được dành trọn cho giáo phận với tư cách của một Tổng giám mục. Việc canh tân khẩn thiết nhất trong mục vụ của vị giám mục tập chú vào sơ đồ canh tân công đồng Tridentinô để ra. Thánh Carôlô đã trở thành giám mục "kiểu mới" của công đồng Tridentinô, Ngài đã thành công đến nỗi trở thành gương mẫu và gợi hứng cho toàn thể Giáo hội. Có lẽ hơn bất cứ một cá nhân nào khác Ngài đã chuyển các sắc lệnh của cộng đồng ra hành động trong Giáo hội công giáo, Ngài đã thực hiện cuộc canh tân, tổ chức lại hàng giáo sĩ và đời sống thiêng liêng trong cả địa phận lẫn tỉnh Milan. Nhưng nỗ lực này được ghi lại đầy đủ chi tiết qua một số qui luật do sáu hội nghị giáo tỉnh và mười một hội nghị giáo nhận.

Ngài kiên trì viếng thăm toàn giáo phận rộng rãi bao la được giảng dạy, ban các phép bí tích tới những làng mạc xa xôi nhất và những vùng thung lũng núi Alpels. Cuộc hồi sinh đạo công giáo tại Thụy sĩ mà nhiều phần nằm trong quyền hạn của Ngài đã là ảnh hưởng quyết định của Ngài, Ngài đã thiết lập nhiều học viện và chủng viện, Ngài là người bạn của dòng tên, dòng thánh Barnaba và nhiều dòng mới thời đó. Chính Ngài cũng đã thiết lập dòng cho những tu sĩ thánh Ambrôsiô (bây giờ là thánh Carôlô) để đặc biệt giúp đỡ Ngài. Ngài còn liên hệ một cách chủ động tới cuộc canh tân dòng cổ. Có một nhóm bất mãn dòng Umiliati là Ngài muốn canh tân và sau này đã biến mất, đã tìm cách sát hại khi Ngài đang cầu nguyện năm 1569.

Ngài đã khích lệ những hội đạo đức và tổ chức lại các trường công giáo. Ngài cố gắng bảo tồn nghi thức thánh Ambrôsiô cho Milan khi nghi thức này bị đe dọa và cố gắng theo gương thánh Ambrôsiô. Nhưng sự cương quyết không chịu thoả hiệp và sự nghiêm khắc về những nguyên tắc luân lý đã không khỏi gây nên những chống dối. Sức chống đối không chỉ từ vài nhóm giáo sĩ và còn từ phía uy quyền thế tục đại diện bởi những nhà cầm quyền Tây Ban Nha và nghị viện thành phố nữa.

Dầu vậy, như một thánh nhân và một nhà canh tân, thánh Borrômêô không đòi những người khác điều gì mà chính Ngài đã thi hành. Đời sống cầu nguyện và bỏ mình của Ngài còn tân tiến với những nỗ lực mục vụ. Tai họa dịch hạch năm 1576 đến 1578 cho thấy sự hy sinh xả kỷ tột cùng của Ngài, Ngài đã hiến mình làm hiến tế, bô thí tất cả những gì Ngài có như động sản, áo quần; lột bỏ những màn trướng để phủ che những người bất hạnh, chính Ngài cũng ngủ trên sàn nhà, Ngài gọi các linh mục và tu sĩ đến, chỉ định cho họ những ngả đường để giải tội cho nhưng bênh nhân, an ủi và chuẩn bị cho họ chết lành. Để những người hấp hối có thể tham dự thánh lễ, Ngài cho dựng những bàn thờ nơi các ngã tư. Thánh giá mọc lên khắp nơi cho mọi người nhìn thấy. Chuông nhà thờ reo vang, những bản thánh ca được hát lớn trong mỗi gia đình vào giờ nhất định.

Như thế, bệnh nhân được tham dự vào đời sống cộng đoàn, thành phố thoát khỏi cảnh tang thương vô vọng để sống như trong một tu viện. Đức tổng giám mục đến với người bị dịch hạch, những trẻ em lăn lóc bên xác mẹ, Ngài cuốn áo choàng mang về nhà. Người ta tổ chức những cuộc đi chân không theo đám rước tay cầm chặt thánh giá. Cuối cùng khi tai họa chấm dứt, Đức Hồng y đã xác tín rằng: dù cho có bao nhiêu nạn nhân, đoàn chiên Ngài phải cảm ơn Thiên Chúa vì cơn thử thách đã đổi mới các tâm hồn.

Nhiều dịp khác cũng cho thấy sáng kiến và lòng tận tâm của thánh nhân, Milan nhiều lần bị nạn đói, thánh Carôlô cho trồng bắp, tổ chức những bữa cháo nghèo, lập các nhà từ thiện. Nhờ Ngài, những người giàu có nên quảng đại hơn. Thánh nhân đã không tìm nghĩ ngơi sau những nỗ lực không ngừng cho công việc bác ái và mục vụ. Mỗi lúc đêm về người ta còn thấy Ngài tiến vào nhà nguyện để đọc kinh suy gẫm. Tới cuối đời, Ngài còn tìm tòi học hỏi, không lãng quên sách thánh, Ngài thích đọc sách cổ, sách thuốc và sách chiêm tinh Ả Rập. Ngài rất ưa thích nghệ thuật và nếu phải bán bộ sưu tầm của Ngài đi, thì đây là một hy sinh lớn lao cho Ngài.

Không nghỉ ngơi, thánh Carôlô Borrômêô giống như một người nghèo không bao giờ biết đến nghỉ ngơi. Cơn bệnh đến, thánh nhân bất động, mắt nhắm nghiền. Vài người nói: "Kìa cơn mê của giám mục thánh Modène". Vào những ngày cuối đời, nhắm mắt lại để người ta tưởng Ngài ngủ và như thế có thể hồi tâm cầu nguyện mà không bị lo ra, Ngài cười khi người ta khuyên Ngài đừng sợ chết. Rồi sau khi lãnh nhận các bí tích sau hết, Ngài lịm vào trong sự tôn thờ.

Tin loan báo cái chết của thánh Carôlô Borrômêô đã làmcho cả Milan đau đớn. Sủ gia viết truyện đời Ngài nói: "Đêm ấy, ít có ai ngủ được". Đức Phaolô V đã phong thánh cho Ngài ngày 10 tháng 11 năm 1610.

(Daminhvn.net)

++++++++++++++++

04 Tháng Mười Một

Quo Vadis, Domine?



Ðêm trước ngày vào cơ mật viện để bầu Giáo Hoàng, Hồng Y Karol Wojtyla đã chuẩn bị hành lý để trở về Krakow, tổng giáo phận của ngài. Thế nhưng, ngài đã không trở lại Krakow nữa� Ngày thứ hai, 16 tháng 10 năm 1978, vị Hồng Y 58 tuổi này đã được bầu làm Giáo Hoàng và lấy tên là Gioan Phaolô II. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Ba Lan, là vị Giáo Hoàng đầu tiên không phải là người Italia kể từ 450 năm qua, và tính từ 150 năm trở lại, thì ngài là vị Giáo Hoàng trẻ nhất.

Trong khi chuẩn bị cho bài giảng Chúa Nhật đầu tiên kể từ lúc được bầu làm Giáo Hoàng, Ðức Gioan Phaolô II đã nghĩ đến tác giả của quyển tiểu thuyết giả sử nổi tiếng "Quo vadis, Domine?" là ông Henryk Sienkiewicz, một văn sĩ và đồng thời cũng là một nhà ái quốc Ba Lan� Qua tác phẩm này, vị Giáo Hoàng người Ba Lan đã so sánh tâm tình của mình với vị Giáo Hoàng đầu tiên là thánh Phêrô như được ghi lại trong tác phẩm "Quo vadis,Domine?", "Lạy Chúa, Chúa đang đi đâu?". Theo tác giả quyển tiểu thuyết giả sử, thì có lẽ thánh Phêrô thích ở lại quanh quẩn bên bờ hồ Genezareth hơn là đến giữa trung tâm của đế quốc La Mã để gặp không biết bao nhiêu chống đối và bách hại. Giữa lúc vị Giáo Hoàng đầu tiên toan tình trốn khỏi La Mã để trở về quê hương mình, thì ngài gặp lại Chúa Giêsu hiện ra đang đi ngược chiều với ngài. Ngạc nhiên về sự xuất hiện của Chúa, thánh Phêrô đã hỏi: "Quo vadis, Domine?" nghĩa là "Lạy Chúa, Chúa đang đi đâu?". Và Chúa Giêsu đã trả lời như sau: "Ta đang đi đến La Mã để chịu đóng đinh một lần nữa". Hiểu được ý Chúa, Phêrô đã quay trở lại La Mã và ngài ở lại đó cho đến khi chịu đóng đinh.

Hôm nay Giáo Hội kính nhớ thánh Carolô Borremêô và mừng bổn mạng một cách đặc biệt của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Mãi mãi tên Carolô gắn liền với tên tuổi và vận mệnh của Ðức Thánh Cha. Hơn ai hết, ngài phải là người kính nhớ và ghi ơn vị thánh bổn mạng nhiều nhất.

Tên thánh được đặt cho chúng ta trong ngày chịu Phép Rửa đánh dấu sự đổi đời quan trọng của chúng ta. Từ cái chết trong tội lỗi, chúng ta được tái sinh trong sự sống của Chúa. Hướng đi của chúng ta phải là hướng đi tới Chúa, không thể là bước thụt lùi.

Mang lấy tên thánh Carolô, Wojtyla đã quyết tâm hướng cuộc đời của mình tiến tới trong phục vụ và hy sinh như như chính thánh giám mục Carolô Borremêô. Và khi chọn lấy danh hiệu mới là Gioan Phaolô, vị Giáo Hoàng người Ba Lan cũng quyết tâm tiến tới trên con đường mà hai vị tiền nhiệm của mình đã vạch ra... Là người Kitô, chúng ta cũng luôn được mời gọi tiến tới không ngừng trên đường theo chân Chúa Giêsu. Tên thánh mà chúng ta mang lấy trong ngày Rửa Tội, danh hiệu Kitô mà chúng ta được đặt cho phải luôn luôn là một nhắc nhở chúng ta về con đường tiến lên ấy. Chắc chắn con đường ấy không là một con đường rộng thênh thang. Sự tiến lên ấy không là một đà tiến dễ dàng. Phêrô đã quay trở lại La Mã để chịu đóng đinh... Thập giá có lẽ đang chờ đợi chúng ta, chúng ta hãy hiên ngang tiến bước vì đó chính là hướng đi của tất cả những ai mang danh hiệu Kitô.

(Lẽ Sống)

++++++++++++++++++

Lời Chúa Mỗi Ngày

Thứ Sáu Tuần 31 TN1, Năm lẻ.

Bài đọc: Rom 15:14-21; Lk 16:1-8.



1/ Bài đọc I:

14 Thưa anh em, chính tôi, tôi tin chắc rằng anh em có đầy thiện chí, thừa hiểu biết và có khả năng khuyên bảo nhau.

15 Trong thư này, đôi chỗ tôi đã nói hơi mạnh, chẳng qua là để nhắc lại cho anh em điều anh em đã biết. Tôi viết thế là dựa vào ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi

16 làm người phục vụ Đức Giê-su Ki-tô giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hoá mà trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa.

17 Vậy, trong Đức Giê-su Ki-tô, tôi có quyền hãnh diện về công việc phục vụ Thiên Chúa.

18 Thật thế, tôi đâu dám nhắc đến chuyện nào khác, ngoài những gì Đức Ki-tô đã dùng tôi mà thực hiện để đưa các dân ngoại về phục vụ Thiên Chúa, thực hiện bằng lời nói việc làm,

19 bằng sức mạnh của những dấu lạ điềm thiêng, bằng quyền năng của Thánh Thần. Như vậy, từ Giê-ru-sa-lem, đi vòng đến tận miền I-ly-ri, tôi đã làm tròn sứ mạng loan báo Tin Mừng Đức Ki-tô.

20 Nhưng tôi chỉ có tham vọng là loan báo Tin Mừng ở những nơi người ta chưa được nghe nói đến danh Đức Ki-tô. Tôi làm thế vì không muốn xây dựng trên nền móng người khác đã đặt.

21 Trái lại, như có lời chép: Những kẻ đã không được loan báo về Người, sẽ thấy, những kẻ đã không được nghe nói về Người, sẽ hiểu.



2/ Phúc Âm:

1 Đức Giê-su còn nói với các môn đệ rằng: "Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông.

2 Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: "Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!

3 Người quản gia liền nghĩ bụng: "Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi.

4 Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!

5 "Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: "Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?

6 Người ấy đáp: "Một trăm thùng dầu ô-liu. Anh ta bảo: "Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.

7 Rồi anh ta hỏi người khác: "Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: "Một ngàn giạ lúa. Anh ta bảo: "Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.

8 "Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.



GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:

Nghệ thuật "Đắc Nhân Tâm"



Làm sao chinh phục người khác để họ tin những gì mình muốn nói và làm những gì mình muốn họ làm là nghệ thuật "Đắc Nhân Tâm." Nghệ thuật này cần cho mọi lãnh vực: tôn giáo, chính trị, giáo dục, thương mại. Nhiều người có sáng kiến rất hay và mang lại lợi ích; nhưng không biết cách thuyết phục. Hậu quả là người nghe sẽ không tin, mà còn gây xáo trộn, chia rẽ, và bất an cho cả hai bên. Nhiều người chẳng có gì hay, lại còn mang ý đồ lợi dụng người khác; nhưng khéo ăn nói, khéo trình bày; nên làm người nghe xuôi tai và thi hành những gì họ muốn. Dĩ nhiên, điều lý tưởng mà mọi người nhắm tới là vừa đúng, vừa mang lại lợi ích, và biết cách thuyết phục để người nghe nhận ra và làm những gì lợi ích cho họ.

Hai Bài Đọc hôm nay đưa ra hai mẫu gương trái ngược nhau trong nghệ thuật "Đắc Nhân Tâm." Trong Bài Đọc I, sau khi đã trình bày đạo lý về con người được trở nên công chính không do bởi việc giữ Lề Luật, mà do bởi niềm tin vào Thiên Chúa; thánh Phaolô phải thuyết phục các tín hữu Rôma tin vào đạo lý đó, bằng cách gợi lại thiện chí của họ muốn hiểu biết sự thật, ân sủng của Thiên Chúa trong khi trình bày sự thật, kết quả ngài thu được trong thực tế, và ý hướng tốt lành của mình. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu khen người quản gia bất lương đã biết thu phục nhân tâm cách khôn khéo, cho dẫu phải dùng của cải của người khác. Mục đích của người quản gia là để các con nợ đối xử với mình cách tốt đẹp sau này.



KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:



1/ Bài đọc I: Trong Đức Giêsu Kitô, tôi có quyền hãnh diện về công việc phục vụ Thiên Chúa.

1.1/ Chân thành giúp khán giả nhìn nhận sự thật: Nhiều người cho Thư Rôma là một thư có lẽ khó khăn nhất cho Phaolô để viết vì những lý do sau: cộng đòan Rôma không do Phaolô thiết lập; tranh luận về đề tài rất dễ gây chia rẽ; và khán giả là người có kiến thức cao về đạo lý. Trình thuật hôm nay là phần kết thúc Thư Rôma, Phaolô phải viết làm sao để khán giả hiểu ý ngay lành của mình, ông tranh luận không phải là để tỏ ra mình hiểu biết uyên thâm và khinh thường người khác; nhưng vì những lý do ngay lành sau đây:

- Vấn đề tranh luận mà người thiện chí đi tìm sự thật sẽ hiểu được: "Tôi tin chắc rằng anh em có đầy thiện chí, thừa hiểu biết và có khả năng khuyên bảo nhau."

- Sự hiểu biết có được là do ân sủng của Thiên Chúa, chứ không do sự khôn ngoan của loài người: "Trong thư này, đôi chỗ tôi đã nói hơi mạnh, chẳng qua là để nhắc lại cho anh em điều anh em đã biết. Tôi viết thế là dựa vào ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi.''

- Phaolô tranh luận là cho lợi ích chung của Giáo Hội: Theo Kế Hoạch Cứu Độ, lịch sử đã bước qua trang sử mới, trong đó Dân Ngoại được tháp nhập vào gia đình của Thiên Chúa. Chúng ta phải sáng suốt để làm theo ý định của Thiên Chúa: "(Tôi) làm người phục vụ Đức Giêsu Kitô giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hoá mà trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa."

1.2/ Phục vụ tha nhân cho Nước Chúa chứ không tìm lợi ích cá nhân: Lời nói của Phaolô có thể khó thuyết phục khán giả; nhưng việc ông làm mọi người đều có thể nhìn thấy. Phaolô muốn chứng minh ông làm tất cả là cho Nước Chúa; chứ không vì bất kỳ lợi nhuận cá nhân nào.

(1) Phaolô đã thiết lập các cộng đoàn khắp nơi: "Thật thế, tôi đâu dám nhắc đến chuyện nào khác, ngoài những gì Đức Kitô đã dùng tôi mà thực hiện để đưa các dân ngoại về phục vụ Thiên Chúa, thực hiện bằng lời nói việc làm, bằng sức mạnh của những dấu lạ điềm thiêng, bằng quyền năng của Thánh Thần. Như vậy, từ Jerusalem, đi vòng đến tận miền Illyricum, tôi đã làm tròn sứ mạng loan báo Tin Mừng Đức Kitô."

(2) Phaolô không có ý định gây ảnh hưởng trên cộng đoàn Rôma hay các cộng đoàn của người khác thiết lập: "Nhưng tôi chỉ có tham vọng là loan báo Tin Mừng ở những nơi người ta chưa được nghe nói đến danh Đức Kitô. Tôi làm thế vì không muốn xây dựng trên nền móng người khác đã đặt. Trái lại, như có lời chép: Những kẻ đã không được loan báo về Người, sẽ thấy, những kẻ đã không được nghe nói về Người, sẽ hiểu."



2/ Phúc Âm: Phải biết dùng những của cải thế gian.

Trước khi phân tích dụ ngôn này, chúng ta cần lưu ý một điều: Khi xử dụng dụ ngôn, tác giả chỉ muốn nêu bật một điều chính, và không bao giờ có ý làm thỏa mãn tất cả mọi điều; vì sẽ rất khó để thực hiện. Điểm Chúa Giêsu muốn nêu bật trong dụ ngôn này là cách hành xử của viên quản lý khi anh biết anh sẽ mất việc.

2.1/ Người quản gia bất lương: Ngay từ đầu trình thuật đã cho khán giả biết đây là một quản gia không tốt, và đó là lý do tại sao anh bị thất nghiệp. Một người quản gia tốt không phải chỉ biết cách làm việc mà còn phải biết trung tín với chủ. Người quản lý này có thể rất khôn ngoan, nhưng không trung tín; vì anh bị tố cáo đã phung phí tài sản của chủ. Vì thế, chủ mới gọi anh ta đến mà bảo: "Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!”

2.2/ Người quản gia khôn lanh: Ông biết dùng tài sản của chủ như một phương tiện để chuẩn bị cho tương lai của ông: "Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!” Ông nghĩ ra cách dùng tài sản của chủ để mua chuộc nhân tâm: Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: "Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?” Người ấy đáp: "Một trăm thùng dầu ô-liu.” Anh ta bảo: "Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.” Rồi anh ta hỏi người khác: "Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: "Một ngàn giạ lúa.” Anh ta bảo: "Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.” Với 50 thùng dầu ôliu bớt cho con nợ thứ nhất và 200 giạ lúa bớt cho con nợ thứ hai, anh hy vọng sẽ được họ thương chia bớt cho phần nào khi cơn túng cực tới. Anh cũng có thể nghĩ trước, nếu họ không chịu chia chác, anh sẽ tố cáo với chủ và họ sẽ phải hòan lại cho chủ.

2.3/ Chủ khen cách cư xử của người quản lý bất lương: Trước tiên chúng ta cần chú ý là ông chủ không khen tư cách của người quản lý: ông gọi hắn là bất lương. Điều ông chủ khen là cách cư xử khôn khéo của hắn: biết đặt con người trên tiền của; còn người là còn tiền, bao giờ hết người mới hết tiền.

Nhiều người đã xử sự sai khi đặt tiền của trên con người; hậu quả là họ mất cả người lẫn tiền. Ví dụ: Khi tìm được người có tài và tin cậy, chủ phải trả họ đồng lương tương xứng mới có thể giữ họ làm việc cho mình; nếu không họ sẽ làm cho hãng khác và chủ bị thiệt hại vì không kiếm được người đủ khả năng. Hay có những người chồng quá chi li cho việc tiêu xài trong nhà nên mất vợ, vì không biết đánh giá đúng những việc vợ làm cho mình: chăm giữ con, nấu ăn, rửa chén, thu dọn nhà cửa …



ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Nghệ thuật "Đắc Nhân Tâm" rất cần trong việc rao giảng Tin Mừng và tạo hòa khí trong gia đình cũng như cộng đoàn. Chúng ta cần học biết và thi hành cách khôn ngoan và thành thật.

- Chúng ta phải biết xử dụng của cải Chúa ban để sinh lợi ích cho mình và tha nhân ở đời này; đồng thời biết dùng tiền của để đầu tư sinh lợi cho cuộc sống mai sau.

- Chúng ta đừng bao giờ quên nấc thang giá trị để biết hành xử cho đúng: (1) Thiên Chúa, (2) con người, và (3) của cải vật chất. Đảo lộn thứ tự của nấc thang giá trị này, sẽ mang lại những hậu quả vô cùng tai hại cho người làm nó.



Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP

****************
pheronguyen999
pheronguyen999
TRƯỞNG
TRƯỞNG

Tổng số bài gửi : 556
Join date : 15/06/2011
Age : 63
Đến từ : saigon

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết